Mô hình kinh doanh garage ô tô chuyên nghiệp – Xem ngay!

Mô hình kinh doanh garage ô tô hiện nay đang khá phổ biến vì lượng khách hàng sử dụng phương tiện giao thông ngày một tăng vì thể để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhiều tiệm garage ô tô mọc lên như nấm. Tuy nhiên muốn thực hiện kinh doanh mô hình garage ô tô thu hút khách quả thật là điều không dễ dàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới nhé!

Mô hình kinh doanh garage ô tô

Mô hình kinh doanh garage ô tô
Mô hình kinh doanh garage ô tô

Một mô hình kinh doanh garage ô tô sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: Nguồn lực, khách hàng, sản phẩm, kênh kinh doanh, mối quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, hoạt động, đối tác và chi phí với các nội dung cơ bản như sau:

  1. Khách hàng – nguyên nhân tạo nên mô hình kinh doanh của 1 gara ô tô.
  2. Sản phẩm dịch vụ – giải pháp giá trị mà grra mang đến cho khách hanngf
  3. Kênh kinh doanh – đường mang dịch vụ tới khách hàng.
  4. Tăng trưởng doanh thu bằng các mối quan hệ giữa gara và khách hàng.
  5. Kiến tạo dòng doanh thu bền vững cho gara.
  6. Nguồn lực để gara thực thi.
  7. Hoạt dộng vận hành trọng yếu trong xưởng dịch vụ.
  8. Đối tác gara khác tạo nên sức mạnh cộng hưởng
  9. Quản lý chi phí gara để tối ưu hiệu quả đầu tư.

Sau đây là mô hình kinh doanh garage ô tô chi tiết:

1. Khách hàng là nguyên nhân tạo nên mô hình kinh doanh garage ô tô

Khách hàng là nguyên nhân tạo nên garage ô tô
Khách hàng là nguyên nhân tạo nên garage ô tô

Theo đó, nhận diện khách hàng tốt xung quanh khu vực gara, muốn có thể đưa ra đúng sản phẩm mà khách hàng cần, vậy khách hàng của bạn có thể là những đối tượng như: Người lái xe cá nhân, công ty bảo hiểm, đội xe, hợp tác xã.

Nhận diện khách hàng:

  • Nhu cầu khách hàng: Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc, làm đẹp, độ xe, thuân tiện đi lại.
  • Vấn đề mà khách hàng gặp phải: Bị chặt chém, phụ tùng kém chất lượng, thời gian chờ lâu, sửa không triệt để, hậu mãi không chu đáo, dịch vụ yếu kém.
  • Thực trạng là gì: Số lượng xe khu vực là bao nhiêu, số lượng khách hàng đang gặp phải 2 vấn đề trên là bao nhiêu, số lượng trạm dịch vụ tại khu vực, khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, bạn có đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng hay không?

Phân khúc khách hàng:

  • Thị trường đại chúng: Bán lẻ, ai cũng được
  • Thị trường ngách: Nhóm khách hàng cá biệt riêng, VD: Phân dòng xe, chuyên hộp số…
  • Phân khúc thị trường: một nhóm của một thị trường ngành: VD buôn bán xe cũ/nội thất.
  • Đa dạng hoá: Từ 2 phân khúc mà các phân khúc hoàn toàn khác biệt nhau.
  • Nền tảng đa phương: Nhiều hơn 2 phân khúc, giữa các phân khúc phụ thuộc nhau…VD: Giáo dục, Y tế, nhà ở…
  • Đỉnh cao: Tự tạo ra phân khúc sản phẩm dịch vụ mới (tham khảo các dịch vụ chưa có tại VN từ các nước khác)

Việc nhận diện khách hàng và phân khúc khách hàng trong mô hình kinh doanh gara này sẽ giúp chúng ta thu hẹp được đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu, khách hàng tiêu biểu, hiểu rõ khách hàng… để chúng ta có thể bỏ tiền vào đúng mục đích sinh lời.

2. Sản phẩm của garage mang lại giải pháp cho khách hàng

Nên xác định những sản phẩm tạo ra dòng tiền cho gara của bạn chính xác gồm: Giờ công thợ thực hiện dịch vụ, giá trị tăng dư từ những dịch vụ sửa chữa chuyên sâu, phụ tùng phụ kiện, cứu hộ, bảo hiểm.

Từ đó đưa ra những mục tiêu tạo dựng giá trị cho khách hàng với sự mới mẻ, tính hiệu quả, chuyên biệt hoá theo yêu cầu thực hiện công việc tốt hơn mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Tạo nên một dòng chảy thông suốt trước và sau bán dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm và quy lại sử dụng dịch vụ.

3. Kênh kinh doanh – đường mang dịch vụ garage đến khách hàng

Kênh kinh doanh sẽ là nơi kết nối khách hàng với garage ô tô
Kênh kinh doanh sẽ là nơi kết nối khách hàng với garage ô tô

Từ những khách hàng mục tiêu đã lộ diện ra những kênh kinh doanh đặc thù mà chúng ta sẽ khai thác. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Kênh quan hệ như: Đội cứu hộ, bảo hiểm, các doanh nghiệp, đối tác, bạn bè…
  • Kênh quảng cáo online: Thực hiện những chiến dịch quảng cáo, hoặc đăng thông tin lên các trang mạng xã hội.
  • Kênh vãng lai trực tiếp: Khách hàng đi qua xưởng dịch vụ thấy hình ảnh, xe củ khách có vấn đề gì cẩn giải quyết ngay..
  • Kênh truyền thống: Gửi thư đến cơ quan doanh nghiệp, gửi thư đến các hộ gia đình, tìm kiếm khách hàng chủ động…
  • Kênh giới thiệu: Khách hàng giới thiệu khách hàng…(tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng).

Vậy nên, trước khi triển khai các kênh của mô hình kinh doanh gara, bạn phải làm rõ 8 vấn đề chính để cho ra kết quả doanh (bán hàng) là hàm đa biến với 8 yếu tố:

  • Triết lý kinh doanh / Philosophy
  • Giải pháp giá trị (sản phẩm) / Product.
  • Giá/chính sách về giá / Price.
  • Kênh phân phối / Place
  • Quảng cáo, truyền thông / Promotion.
  • Đội ngũ bán hàng + công cụ / Peole.
  • Quy trình, quy chuẩn bán / Process.
  • Giá trị cải thiện trong & sau bán / Productivity.
  • Tăng trưởng doanh thu bằng mối quan hệ giữa gara và khách hàng

Mối quan hệ khách hàng dường như quyết định mọi mặt về sự phát triển của gara về sau. Khách hàng có thể nâng gara lên và hạ xuống bất kì lúc nào. Vì thế, bạn phải hết sức chú trọng:

  • Thu hút sự quan tâm của khách hàng đến những sản phẩm, dịch vụ gara mà mình đang cung cấp một cách hoàn hảo nhất.
  • Nên duy trì các mối quan hệ gắn kết với khách hàng sửa xe bằng các chương trình đặc biệt.
  • Thúc đẩy doanh thiu bằng cách chi tiêu của khách hàng vào các sản phẩm dịch vụ tiếp theo tại gara một cách hợp lý.
  • Muốn làm được điều này, bạn phải tự mình trả lời những câu hỏi sau đây:
  • Làm sao để xây dựng dược các sản phẩm chất lượng nhất?
  • Những công cụ, chương trình gì có thể duy trì mối quan hệ bền vững của garage đối với khách hàng?
  • Nâng cao chất lượng dịch ra sao để nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng, tăng khả năng quay lại của khách hàng? Làm sao để tăng trưởng doanh thu trong dài hạn với các chiến lược có sẵn và chiến lược tương lai?

5. Kiến tạo dòng doanh thu bền vững cho gara

Doanh thu của garage đến từ nhiều nguồn
Doanh thu của garage đến từ nhiều nguồn

Dòng doanh thu của gara đến từ:

  • Thực hiện dịch vụ như: sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc, làm đẹp xe.
  • Việc bán các phụ tùng trong quá trình thực hiện dịch vụ.
  • Bán thêm các sản phẩm phụ kiện, đồ chơi gắn thêm cho xe,
  • Giải pháp dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm..

Vậy nên, hiểu rõ khách hàng sẵn sàng chi tiền cho hạng mục nào? Đang chi trả cho giá trị nào trong hạng mục đó? Họ có muốn hình thức thanh toán tiền ra sao cho phù hợp? Mỗi dòng doanh thu đóng góp bao nhiêu, tổng số ra soa? Sẽ giúp bạn kiến tạo được dòng tiền bền vững trong mô hình kinh doanh gara ô tô.

6. Nguồn lực cho gara thực thi

Garage ô tô cần có 4 nguồn lực kinh doanh cần có
Garage ô tô cần có 4 nguồn lực kinh doanh cần có

Có 4 nguồn lực kinh doanh mà gara ô tô phải có đó là:

  • Vật chất: Các trang thiế bị máy móc chuyên nghiệp như: Máy rửa xe cao áp, cầu nâng ô tô, máy hút bụi, máy nén khí…Và kho, xưởng…muốn bảo đảm được khối lượng công việc trong gara trở nên trôi chảy hơn.
  • Kỹ năng: Kinh nghiệm trong quá trình xử lý những dịch vụ của gara, những mối quan hệ thúc đẩy chuyên môn
  • Con người, nhân sự trong gara, bạn nên thuê ba nhiêu người, như thế nào mới có thể tối ưu và đáp ứng được khối lượng công việc trong dự tính và phát sinh.
  • Tài chính: Muốn đầu tư và duy trì trong từng giai đoan phát triển của gara.
  • Nguồn lực như trên sẽ có những vị trí chủ chốt, khi bạn đã nắm chắc và chuẩn bị kỹ các nguồn lực này thì bạn sẽ có được phần trăm chiến thắng cao, cũng như có thể hoá giải những khó khăn và thách thức tồn đọng.

7. Hoạt động vận hành trọng yếu trong xưởng dịch vụ

Muốn bán được dịch vụ của xưởng cần thực hiện theo một số bước
Muốn bán được dịch vụ của xưởng cần thực hiện theo một số bước

Muốn bán được dịch vụ của xưởng, thực hiện bán hàng tạo ra dòng doanh thu, thì bạn phải thực hiện các công việc sau:

  • Tự sản xuất/ tập hợp nguồn lực để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tại gara: Tìm các nguồn cung cấp hàng hoá, kiến tạo đội ngũ KTV chuyên môn, vận hàng nhà xưởng để thực hiện những dịch vụ cho khách hàng.
  • Tập trung vào giải quyết vấn đề của khách hàng tại gara bằng các sản phẩm dịch vụ mình đang có
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng sau khi bán.

8. Đối tác gara khác tạo nên sức mạnh cộng hưởng

Nhiều đối tác gara khác tạo nên sức mạnh cộng hưởng
Nhiều đối tác gara khác tạo nên sức mạnh cộng hưởng

Không phải gara mở ra đều là đối thủ, hơn ai hết bạn nên hiểu gara của mình chỉ có thể kinh doanh được vài sản phẩm đặc thù để có thể nâng tầm gara theo các tiêu chí đó. Vậy các đối tác bạn nên có để tạo nên sức mạnh cộng hưởng là:

  • Đối tác cung cấp về phụ tùng, phụ kiện, phụ trợ
  • Đối tác cung cấp về nhà xưởng, trang thiết bị máy móc.
  • Đối tác hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn về nghề nghiệp.
  • Đối tác hợp tác về vốn, sản phẩm, dịch vụ.

Với từng mục tiêu, bạn nên tìm ra được đối tác chính, đối tác chiến lược của mình để có thể tối ưu hoá và mang lại hiệu quả cho gara và giảm thiểu rủi ro cũng những tiếp nhận nguồn lực mới.

9. Quản lý chi phí gara để tối ưu hiệu quả đầu tư

Quản lý chi phí gara để tối ưu hiệu quả đầu tư
Quản lý chi phí gara để tối ưu hiệu quả đầu tư

Nói đến cơ cấu chi phí là một phạm trù khá rộng lớn mà anh em chúng ta khó có thể nắm bắt được. Tuy nhiên trong gara bạn nên nắm bắt các loại chi phí sau:

  • Chi phí thuê: Mặt bằng, nhà xưởng, lãi vay…
  • Chi phí đầu tư: Vật tư trang thiết bị máy móc công cụ, dụng cụ
  • Chi phí kho hàng hoá để phục vụ kinh doanh: Tồn kho phụ tùng, phụ kiện, phụ trợ.
  • Chi phí vận hành nhà xưởng: Lương các bộ phận, lãi vay, khấu hao, điện nước, internet.

Những cung cấp của chúng tôi về mô hình kinh doanh garage ô tô mong rằng mọi người sẽ thấy hữu ích cho kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ rửa và chăm sóc xe chuyên nghiệp, liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *