Bảo dưỡng xe máy như thế nào?

Bảo dưỡng xe máy là quá trình kiểm tra và chăm sóc hoặc thay thế những chi tiết hư hỏng, trục trặc của xe theo chu kỳ đều đặn giúp bảo đảm an toàn, giúp xe hoạt động trơn tru hơn và giúp tăng tuổi thọ của xe máy. Vậy cách bảo dưỡng như thế nào chuẩn xác cùng theo dõi bên dưới.

Bảo dưỡng xe máy có quan trọng không? Vì sao?

Bảo dưỡng xe máy có quan trọng không?
Bảo dưỡng xe máy có quan trọng không?

Bảo dưỡng xe máy là việc làm quan trọng, nó giúp phát hiện và xử lý những bộ phận đang có nguy cơ hư hỏng, từ đó giúp xe hoạt động an toàn hơn. Cụ thể như sau:

Phát hiện hư hỏng

Bảo dưỡng xe máy giúp phát hiện ra hư hỏng
Bảo dưỡng xe máy giúp phát hiện ra hư hỏng

Sau một thời gian hoạt động, những bộ phận trên xe sẽ có nguy cơ xuống cấp, vì thế nếu bạn không kịp thời phát hiện sẽ ngày càng hư hỏng nặng hơn và sẽ anh hưởng đến những bộ phận xung quanh.

Vì thế, nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp người dùng sớm phát hiện ra tình trạng hư hỏng và tiến hành sửa chữa kịp thời. Ngoài ra bảo dưỡng giúp xe được bảo đảm và hoạt động trơn tru hơn.

Bảo đảm an toàn và tiết kiệm chi phí

Giúp an toàn và tiết kiệm nguồn chi phí
Giúp an toàn và tiết kiệm nguồn chi phí

Bảo dưỡng xe máy giúp xe vận hành đúng công suất và duy trì những chức năng của xe. Điều này sẽ tránh khỏi những hỏng hóc trong lúc xe máy di chuyển làm cản trở trong công việc .

Ngoài ra, việc bảo dưỡng xe máy thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các chi phí sửa chữa và giúp nâng cao độ bền của xe. Khi có sự cố thì bạn sẽ hạn chế chi phí sửa xe nếu có trường hợp ngoài ý muốn.

Giúp tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy

Tăng tuổi thọ các chi tiết máy
Tăng tuổi thọ các chi tiết máy

Với các xe máy hay dù là xe số hay xe ga, nếu một thời gian vận hành sẽ xuất hiện trục trặc ở một số bộ phận, quan trọng là các chi tiết máy.

Những chi tiết máy bị hao mòn như: dầu máy, má phanh..làm giảm hiệu quả và công suất khi vận hành, sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu không phát hiện và thay thế.

Bên cạnh đó, những bộ phận như phanh, lốp hay hệ thống đánh lửa, hệ thống điện, vành xe, sẽ dễ gây ra hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Nếu phát hiện sớm những hư hỏng để xử lý và sửa chữa kịp thời và ngăn việc ảnh hưởng đến chi tiết máy khác sẽ làm cho các bộ phận xe máy tăng tuổi thọ đáng kể.

Những bộ phận cần kiểm tra khi bảo dưỡng

Bộ phận cần bảo dưỡng của xe máy khá đơn giản
Bộ phận cần bảo dưỡng của xe máy khá đơn giản

Với những phần khung của xe: Bạn nên kiểm tra vành xe, nạn hoa, bảo dưỡng giảm xóc trước, sau và phanh trước, những loại dây cáp, tra dầu tay ga và dây ga, bôi trơn các bộ phận chuyển động.

Ở phần động cơ: Bạn nên bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh buygi, điều chỉnh côn và kiểm tra thay dầu máy.

Đối với xe phun xăng điện tử, nên kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra các hoạt động các cảm biến và các chi tiết trong hệ thông phun xăng.

Bảo dưỡng ô tô bao gồm những gì?

Ngoài xe máy chúng ta sẽ quan tâm đến bảo dưỡng ô tô
Ngoài xe máy chúng ta sẽ quan tâm đến bảo dưỡng ô tô

Bảo dưỡng ô tô bao gồm những bộ phận nào cụ thể các bạn hãy tham khảo dưới đây:

Thay dầu nhớt : Sau khi di chuyển từ 2.000 – 3.000 km

Nên thay dầu nhớt định kỳ
Nên thay dầu nhớt định kỳ

Theo thời gian, dầu nhớt trong xe dần kém chất lượng, vì thế việc ma sát giảm sút. Thời điểm thay dầu nhớt tốt nhất được dựa trên xe mới hay cũ, việc sử dụng thường xuyên hay thỉnh thoảng, tốc độ nhanh hay chậm và môi trường lưu thông có mượt hay không, chất lượng của nhớt xe có tốt không.

Nhìn chung, do điều kiện môi trường Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu hay ô nhiễm không khí nên những hãng sản xuất khuyến cáo nên thay nhớt cho xe sau mỗi 2.000 – 3.000 km sử dụng. Ngoài ra, khi lái xe cần những đoạn đường ngập nước, người dùng nên thay mới để tăng năng suất hoạt động của xe máy.

Muốn xe được thay nhớt với chất lượng tốt nhất, bạn nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn cảu từng hãng xe để bảo đảm tiêu chuẩn.

Thay dầu phanh và má phanh: Sau 15.000 – 20.000 km

Thay dầu phanh à má phanh để tránh ăn mòn
Thay dầu phanh à má phanh để tránh ăn mòn

Má phanh là bộ phận chuyển đổi động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc độ tại những tình huống cấp bách khi lưu thông. Vì vậy má phanh sẽ có khuynh hướng ăn mòn theo thời gian.

Bên cạnh đó, dầu phanh sẽ bị nhiễm tạp chất hoặc cạn kiệt trong quá trình vận hành, dẫn đến phanh xe giảm ma sát, cứng và giật hơn. Trong trường hợp nặng sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi lưu thông. Vì thế, nên kiểm tra, sửa chữa và thay mới má phanh và má phanh sau 15.000 – 20.000 km sử dụng.

Thay bugi sau 10.000 km

Thay bugi sau 10.000 km
Thay bugi sau 10.000 km

Bugi nằm trong hệ thống đánh lửa, có vai trò đốt cháy nhiên liệu và thúc đẩy công suất hoạt động mạnh mẽ. Bình thường, sau 10.000 km sử dụng, đầu bugi lúc này sẽ phát sinh tình trạng hao mòn và dẫn đến động cơ bị hụt hơi, việc vận chuyển lúc này sẽ gây hao xăng hơn. Vì thế, gugi rất cần bảo dưỡng thường xuyên.

Tuy nhiên, bạn vệ sinh bugi thôi chưa đủ, bạn nên kiểm tra và thay bu gi mỗi 10.000 km/lần nhằm bảo đảm xe với hoạt động tốt nhằm giảm thiểu những vấn đề như tiêu hao nhiều nhiên nhiên liệu, xe chết máy và tăng tốc kém.

Dầu láp: Sau 3 lần thay dầu máy

Dầu láp sẽ ít hao mòn hơn so với dầu mới, nhưng người dùng cũng phải nên chú ý thay dầu láp theo định kỳ , cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần, vì khi dầu láp khô, nhiễm bẩn sẽ tạo nên tiếng ồn lớn, nhằm giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nếu tình trạng nặng hơn sẽ gay vỡ láp và mất truyền động.

Lọc gió: Sau 10.000 km

Thay lọc gió sau khi đi 10.000 km
Thay lọc gió sau khi đi 10.000 km

Với nhiệm vụ lọc gió là đưa không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả sẽ gây hao tốn xăng dầu hơn. Vì thế, bạn nên bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuỳ vào các loại lọc gió của từng dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ làm sạch và thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ là 10.000 km.

Dây cu – roa: Sau 8.000 km

Thay dây cu roa sau 8000 km
Thay dây cu roa sau 8000 km

Dây cu – roa là bộ phận truyền động chính của xe, bộ phận này thường xuyên chịu lực căng lớn, vì thế dây cu – roa rất dễ bị mài mòn và dẫn đến hoạt động chậm chạp và hay nóng máy. Đặc biệt, nếu dây hư hỏng nặng rất có thể bị đứt gãy và gây ảnh hưởng đến hệ thống chuyển động. Vì thế chủ xe nên tiến hành kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay lập tức khi dây có dấu hiệu bị nứt.

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần chủ động bảo dưỡng xe máy phần dây cu-roa sau 8.000 km và thay nhớt sau 15.000 – 20.000 km/lần.

Nước làm mát: Sau 10.000 km

Nước làm mát thay sau 10.000 km
Nước làm mát thay sau 10.000 km

Hầu hết xe tay ga hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nước làm mát là một hỗn hợp bao gồm nước và chất chống đông nằm ở bộ phận tản nhiệt của xe. Chúng có vai trò hạn chế quá nhiệt động cơ trong thời tiết nóng bức. Vì nếu mất nước quá nhiều, xe dễ bị nóng máy và có nguy cơ vỡ lốc, dễ phát sinh nhiều vấn đề khác. Chính vì thế, bạn nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ tầm 10.000 km/lần, đặc biệt sau những hành trình di chuyển dài.

Săm lốp: 6 tháng/lần

Săm lốp định kỳ 6 tháng/lần
Săm lốp định kỳ 6 tháng/lần

Bạn không nên bỏ qua khi bảo dưỡng xe máy đó là phần săm lốp. Bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái vì nếu bạn đang lái xe nơi đường cao tốc mà không may bị thủng lốp hoặc đi trong mưa mà lốp còn ít thì bạn dễ bị tai nạn bất cứ lúc nào.

Vì thế, trong quá trình sử dụng bạn nên kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp chính hãng để bảo đảm Các chuyên gia cho rằng, khi sử dụng xe máy bạn nên thay lốp xe định kỳ 6 tháng/lần để xe luôn được hoạt động tốt.

Những thông tin về bảo dưỡng xe máy mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu cần những dung dịch rửa và chăm sóc xe xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *