Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hao xăng nhưng ít người biết rằng những thói quen hàng ngày như đổ xăng cũng là một trong những lý do dẫn đến hiện tượng này. Vậy những thói quen nên tránh khi đổ xăng là gì cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.
Những thói quen nên tránh khi đổ xăng tài xế cần biết
Khi ngồi trên xe vẫn nổ máy, bơm xăng đầy tràn là những thói quen sẽ gây hại cho xe và tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ khi đi đổ xăng.
Đổ xăng khi vẫn nổ máy là việc làm hiếm khi xảy ra. Đã có rất nhiều trường hợp đổ xăng khi vẫn nổ máy, chủ xe lẫn nhân viên trạm xăng quên rút vòi bơm, khiến cho xe kéo đứt vòi hoặc thậm chí kéo sân trụ bơm. Bên cạnh đó, việc chủ xe ngồi bên trong xe khi bơm xăng, không biết rõ nhân viên bơm xăng hay dầu khiến đã xảy ra nhiều vụ việc bơm nhầm xăng cho xe máy dầu, hoặc ngược lại khiến xe bị hỏng hóc. Đó là những thói quen không tốt khi đổ xăng.
Việc đổ xăng khi chưa tắt máy là điều hoàn toàn khả thi, nhưng theo như các chuyên gia cho rằng đây sẽ là việc không nên thực hiện. Các loại xe hiện nay đã an toàn hơn rất nhiều, nhưng nếu đổ xăng trong khi vẫn nổ may, hệ thống nhiên liệu như bơm xăng, lọc xăng vẫn hoạt động, khiến xăng trong bình bị khuấy động nhiều, từ đó hơi xăng có thể thoát ra ngoài nhiều hơn, tăng nguy cơ cháy nổ hơn nếu xăng tiếp tục với các tác nhân gây cháy như lửa hoặc tia lửa điện.
Ngoài ra, các xe hiện nay thường được trang bị các cảm biến khác nhau để chuẩn đoán các hiện tượng bất thường xảy ra với phương tiện. Việc vừa nổ máy vừa đổ xăng có thể sẽ khiến đèn cảnh báo bị lỗi động cwo, hay còn gọi là “cá vàng”, hiện lên. Lý do là vì thông thường nếu bình xăng bị hở, hơi xăng thoát ra ngoài, xe sẽ tự động hiện đèn thông báo lỗi để cảnh báo cho chủ xe. Vì vậy, hơi xăng thoát ra ngoài khi đổ xăng sẽ khiến cho hệ thống cảnh báo trên xe hiểu nhầm là bình xăng bị hở trong quá trình hoạt động.
Đối với những chủ xe tự đổ xăng, việc cố bơm thêm khi bình xăng đã đầy là một thói quen không tốt cho xe. Khi đổ quá đầy, xăng thừa dạng lỏng có thể bị chảy xuống hộp đựng than đá của hệ thống kiểm soát hơi nhiên liệu (Evaporative Emission Control System – EVAP), vốn chỉ dung để hấp thụ hơi trường. Khi hệ thống EAP hư hỏng, việc sửa chữa khá tốn kém. Ngoài ra, đổ đầy tràn còn có thể làm xăng tràn ra ngoài thân xe, gây hại cho phần sơn. Chính vì vậy mà chủ xe nên dừng việc bơm xăng khi cò của bơm tự động ngắt, báo hiệu xăng trong bình đã đầy ở ngưỡng cho phép.
Như vậy, trình tự đúng sẽ bao gồm tắt máy, kích hoạt phanh tay, bước xuống xe để tiến hành việc đổ xăng. Bằng cách này, chủ xe sẽ theo dõi được đúng loại xăng được bơm vào bình nhiên liệu, tránh trường hợp nhầm lẫn xảy ra.
Mặt khác khi tự đóng nắp bình xăng khi hoàn thành quá trình bơm xăng là một thói quen tốt mà chủ xe nào cũng nên làm, để đảm bảo vòi bơm đã được tháo khỏi bình xăng, nắp xăng đã đóng kín, tránh tình trạng xe di chuyển nhưng vòi bơm vẫn cắm ở bình.
Bên cạnh, xe không nên mở cửa hoặc cửa sổ trong suốt quá trình đổ xăng, vì hơi xăng có thể xâm nhập vào khoang lái, có thể gây hại cho các hành khách trên xe khi hít phải.