Tư vấn: Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh?

Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh? Nhiều người di chuyển xe xuống dốc không biết nên dùng số hay dùng phanh. Sử dụng phanh hay số để giảm tốc xe khi xuống dốc, nhằm vừa đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe vừa tiết kiệm nhiên liệu? Vậy ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh?

Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh?
Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh?

Có người chọn cách về số để hãm tốc, có người lại chọn cách để N (số mo) và sử dụng phanh. Vậy cách nào hợp lý hơn, vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa đảm bảo an toàn cho người lái cũng như hành khách trên xe?

Về mặt an toàn, khi để xe ở số N và xuống dốc, xe sẽ ở chế độ trôi tự do mà không chịu một chút cản trở nào của động cơ. Khi đó, người lái sẽ phải sử dụng phanh ở mức tối đa để giảm tốc của xe.

Đối với quãng dốc ngắn, phanh vẫn có thể hoạt động trơn tru theo ý người lái nhưng với quãng đường dốc dài và vào cua liên tục sẽ rất mất an toàn. Vì phải hoạt động liên tục để giảm tốc khi gặp các đoạn cua, phanh có thể gặp tình trạng quá nhiệt và hoạt động không hiệu quả. Trong trường hợp xấu hơn, phanh sẽ mất hoàn toàn tác dụng.

Trong khi đó, nhiều tài xế với kinh nghiệm lâu năm cho rằng phanh bằng số hiệu quả và an toàn hơn. Có một mẹo nhỏ là “lên số nào xuống số đó”, mẹo này tương đối chính xác với các đoạn đường dốc. Ví dụ khi lên dốc để số 2 thì xuống dốc để số 2 là tương đối an toàn.

Ngoài ra, phanh bằng số còn giúp người lái hạn chế số lần phải dùng đến phanh, từ đó tránh tình trạng má phanh phải làm việc quá tải dẫn đến mất tác dụng.

Như vậy, phương án sử dụng “độ ghìm” của máy hay còn gọi là “phanh số” không những giúp các bác tài tiết kiệm được nhiên liệu trên đoạn xuống dốc mà còn tăng tính an toàn cho xe hơn so với phương án dùng phanh giảm tốc.

Kỹ thuật lái xe lên/xuống dốc bằng số tự động

Kỹ thuật lái xe lên/xuống dốc bằng số tự động
Kỹ thuật lái xe lên/xuống dốc bằng số tự động

Nhiều khách hàng lái xe bằng số nhưng kỹ thuật lái xe lên/xuống dốc còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với hộp số tự động.

1. Kỹ thuật lên dốc

Cách lái xe số tự động sẽ đơn giản hơn xe số sàn, bởi xe đã tự động tính toán chuyển số nào thì phù hợp cho người lái. Khi lên dốc, cần số để ở chế độ D (Drive – số tiến) rồi lái như bình thường.

Khi gần đến chân dốc, bạn cần tăng tốc từ từ để tạo đà. Còn khi lên dốc, lực đạp ga sẽ tuỳ theo độ đứng của con dốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh đạp ga quá mạnh vì dễ làm xe bị giật, phóng nhanh nguy hiểm và cũng không đạp ga quá yếu khiến xe không đủ mạnh để leo lên dốc. Trường hợp dốc đứng và xe tải nặng, người lái muốn kiểm soát xe tốt hơn thì có thể chuyển xe về chế độ số tay.

2. Kỹ thuật đề pa ngang dốc

Đầu tiên bạn đạp phanh, khởi động xe và nhả phanh tay
Đầu tiên bạn đạp phanh, khởi động xe và nhả phanh tay

Đầu tiên bạn đạp phanh, khởi động xe và nhả phanh tay. Tiếp theo, bạn cần chuyển số về D, nhả chân phanh và chuyển sang đạp ga để xe từ từ tiến lên. Xe hộp số tự động thường sẽ tự hãm xe trong 2 – 3 giây nên rất ít khi bị tụt dốc nhanh và cũng không gây chết máy. Chỉ cần bạn nhả phanh, đạp ga là xe sẽ tiến lên phía trước.

3. Kỹ thuật xuống dốc

Khi xuống dốc, bạn nên sử dụng chế độ chuyển số tay
Khi xuống dốc, bạn nên sử dụng chế độ chuyển số tay

Khi xuống dốc, bạn nên sử dụng chế độ chuyển số tay. Bởi khi đó, người lái sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát tốc độ xe và hạn chế sử dụng phanh nhiều. Tuỳ theo độ đứng của con dốc mà chọn chế độ số tay cho phù hợp, dốc càng đứng thì chọn số càng thấp. Trong trường hợp đã chuyển về số thấp mà tốc độ xe vẫn nhanh, bạn muốn rà phanh thì hãy chuyển về số thấp hơn nữa.

Xem ngay: Những mẫu ô tô khiến chủ xe ít tốn chi phí bảo dưỡng nhất trong 10 năm

Những thông tin về ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh mong rằng sẽ giải đáp được thắc mắc cho mọi người. Nếu cần mua thiết bị hay dung dịch rửa và chăm sóc xe xin liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *