Vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?

Thói quen đổ nước thường vào bình nước làm mát có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho hệ thống làm mát và động cơ ô tô. Nước thường có nhiệt độ sôi và đóng băng không phù hợp với hệ thống làm mát của ô tô. Điều này khiến nước dễ bốc hơi khi nhiệt độ động cơ cao, gây thiếu hụt nước làm mát. Ngoài ra, vào mùa lạnh, nước có thể đóng băng và làm nứt các chi tiết trong hệ thống. Vậy vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?

Vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?

Vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?
Vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?

Nước làm mát có cấu tạo, thành phần khác với nước lọc thông thường, do đó người dùng ô tô không nên sử dụng nước lọc để bổ sung thay cho dung dịch nước làm mát ô tô.

Trên mỗi chiếc ô tô sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu có nhiều loại dung dịch khác nhau cần kiểm tra, bổ sung hoặc thay thế định kỳ. Trong đó, nước làm mát là một trong những dung dịch quan trọng nhất góp phần giúp động cơ ô tô hoạt động ổn định. Thông thường, nước làm mát trên ô tô thường được nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên thay thế sau mỗi 40.000km, hoặc khi bị hao hụt dưới mức tối thiểu cần châm thêm.

Trong quá trình sử dụng ô tô, một số chủ xe khi kiểm tra thấy bình chứa nước làm mát bị hao hụt thường thắc mắc, có nên sử dụng nước lọc thông thường để bổ sung thêm vào bình chứa nước làm mát ô tô hay không (!?)

Liên quan đến vấn đề này, anh Ngô Khắc Trí, kỹ thuật viên của một gara sửa chữa ô tô tại TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết, người dùng không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô. Bởi về cơ bản,  nước làm mát  có cấu tạo, thành phần khác với nước lọc thông thường. Do đó, nếu đổ thêm nước lọc bổ sung vào bình chứa nước làm mát có thể gây hại cho động cơ.

Trước hết, theo anh Trí, nước làm mát động cơ ô tô  thường có nhiều loại khác nhau, về cơ bản đều có các thành phần chính là nước, chất làm mát ethylene glycol, chất chống rỉ sét… Loại dung dịch này thường có nhiều màu sắc như xanh lá cây hoặc hồng…, để giúp người dùng có thể phân biệt giữa nước làm mát với các chất lỏng khác trong khoang động cơ ô tô .

Nước lọc thông thường có nhiệt độ sôi khoảng 100 độ C
Nước lọc thông thường có nhiệt độ sôi khoảng 100 độ C

Nước lọc thông thường có nhiệt độ sôi khoảng 100 độ C (nhiều hay ít tùy thuộc vào áp suất không khí), trong khi nước làm mát động cơ ô tô có thể có nhiệt độ sôi trên 120 độ C. Do đó, việc sử dụng nước lọc có thể làm lỏng, thay đổi thành phần nước làm mát dẫn đến hiệu suất làm mát giảm. Trong khi sử dụng nước làm mát sẽ giúp duy trì hiệu quả làm mát tốt hơn

Bên cạnh đó, nước làm mát còn có đặc tính chống tạo bọt, giúp ngăn ngừa bọt khí hình thành trong hệ thống làm mát. Những bọt khí này được coi là nguyên nhân quan trọng cản trở việc tản nhiệt.

Đặc biệt, nước làm mát còn có đặc tính chống ăn mòn và rỉ sét. Nó khác với nước lọc thông thường có thể gây rỉ sét xung quanh nhiều bộ phận khác nhau bên trong động cơ, chẳng hạn như đầu xi lanh, máy bơm nước, van nước, bộ tản nhiệt, bao gồm các ống cao su và ống dẫn khác nhau… Theo thời gian sẽ khiến các chi tiết này bị ăn mòn nhanh chóng, kéo theo tuổi thọ động cơ giảm.

Với những đặc tính của nước làm mát, theo các chuyên gia sửa chữa ô tô, khi quan sát thấy bình nước làm mát bị hao hụt, chủ xe không nên sử dụng nước lọc để châm thêm. Thay vào đó, nên tiếp tục sử dụng nước làm mát để ngăn ngừa rỉ sét hình thành trong hệ thống làm mát. Bên cạnh đó, cần theo dõi để thay thế nước làm mát định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả làm mát cho động cơ ô tô.

Bao lâu nên châm nước làm mát ô tô?

Chú ý thời gian thay nước làm mát định kỳ
Chú ý thời gian thay nước làm mát định kỳ

Thời gian thay nước làm mát ô tô định kỳ thường phụ thuộc vào loại dung dịch làm mát và dòng xe cụ thể. Tuy nhiên, một số mốc thời gian phổ biến mà bạn có thể tham khảo là:

– Với xe mới: Hầu hết các nhà sản xuất ô tô khuyên bạn nên thay nước làm mát lần đầu tiên sau khoảng 40.000 – 50.000 km hoặc sau 2 – 3 năm sử dụng.

– Với xe đã sử dụng lâu: Sau lần thay đầu tiên, thời gian thay định kỳ có thể giảm xuống còn 20.000 – 30.000 km (khoảng 1 – 2 năm) tùy vào loại dung dịch làm mát và điều kiện vận hành.

– Theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Một số dòng xe yêu cầu chu kỳ thay nước làm mát riêng, vì vậy bạn nên kiểm tra sổ tay bảo dưỡng hoặc liên hệ trung tâm dịch vụ chính hãng để biết thời gian thay cụ thể.

Tuy nhiên chú ý dấu hiệu cần thay nước làm mát sớm hơn như:

– Nhiệt độ động cơ cao bất thường: Nếu kim đồng hồ nhiệt độ động cơ thường xuyên ở mức cao, có thể nước làm mát đã mất tác dụng.

– Màu dung dịch bị biến đổi: Nước làm mát nên có màu xanh, đỏ hoặc cam. Nếu thấy màu đục, có cặn bẩn hoặc khác màu, đây là dấu hiệu cần thay ngay.

– Mùi bất thường: Mùi ngọt hoặc khét từ hệ thống làm mát cho thấy nước làm mát có thể đã bị biến chất.

Lưu ý:

  • Sử dụng đúng loại dung dịch: Chọn loại dung dịch làm mát chuyên dụng, chính hãng phù hợp với xe của bạn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Thay tại trung tâm bảo dưỡng uy tín: Thay tại nơi có kỹ thuật viên chuyên nghiệp giúp đảm bảo quy trình xả, súc rửa hệ thống và thay dung dịch mới đúng chuẩn.

Thay nước làm mát đúng định kỳ sẽ giúp động cơ hoạt động ổn định, tránh tình trạng quá nhiệt và tăng tuổi thọ cho xe.

Bài viết hữu ích: Thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?

Những thông tin về vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô hy vọng sẽ hữu ích cho anh em. Nếu cần tư vấn về bất kỳ sản phẩm nào liên quan đển rửa và chăm sóc xe xin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 0905 007 066 hoặc có thể bình luận dưới bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *