Xử lý thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng?

Xử lý thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng? Như chúng ta cũng đã biết đèn pha bị ố vàng là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở nhiều phương tiện. Có nhiều biện pháp để xử lý và khắc phục hiện tượng này. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những cách xử lý cho các bạn tham khảo.

Nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?

Nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?
Nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?

Đèn pha ô tô là một bộ phận dễ vỡ vì thế nó được các nhà sản xuất lắp thêm các tấm ốp bằng kính (hoặc nhựa) nhằm bảo vệ bên ngoài để tránh khỏi các va đạp gây ra hư hỏng. Khi không được chăm sóc đúng cách hoặc thường xuyên phải chịu các tác động từ các tác nhân của môi trường, các tấm ốp này sẽ bị ố vàng hay mời đi, làm giảm đi chất lượng ảnh sáng được phát ra từ đèn pha. Vậy đâu là những nguyên nhân chính gây ra vấn đề này?

Trước tiên phải kể đến những yếu tố khách quan từ môi trường. Các miếng ốp bảo vệ đèn pha khi phải tiếp xúc thường xuyên với tia UV hay bụi bẩn…lâu dần sẽ xuống cấp và xuất hiện các hiện tượng ố vàng gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng và hạn chế đi tầm nhìn của người lái.

Bên cạnh đó, thói quen đỗ xe nơi không có mái che của các chủ phương tiện cũng là lý do khiến cho đèn ô tô bị ố vàng do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài.

Xử lý như thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng?

Xử lý thế nào khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?
Xử lý thế nào khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?

Khi đèn xe bị ố vàng, chủ xe hoàn toàn có thể tự xử lý ngay tại nhà bằng những cách đơn giản như sau:

Sử dụng bộ dụng cụ tẩy ố đèn pha chuyên dụng

Sử dụng bộ dụng cụ tẩy ố đèn pha chuyên dụng
Sử dụng bộ dụng cụ tẩy ố đèn pha chuyên dụng

Sử dụng bộ dụng cụ tẩy ố đèn pha để tẩy ố cho hiệu quả. Cách sử dụng khá đơn giản như sau:

  • Rửa sạch đèn pha với dung dịch rửa xe chuyên dụng. Chú ý rửa sạch những khe kẽ xung quanh đèn để tránh những chất bẩn dính vào trong quá trình xử lý.
  • Nên dán băng keo giấy xung quang đèn nhằm tránh giấy nhám làm xước sơn khu vực xung quanh.
  • Sử dụng giấy nhám loại 1000 thấm ướt vào xô xà phòng và đánh nhẹ nhàng theo chiều ngang hay chiều dọc toàn bộ mặt đèn.
  • Sau đó tiếp tục với giấy nhám 1500 và 2000 tương tự như trên (giấy nhám số càng lớn thì hạt sẽ mịn), mục tiêu là làm mịn bề mặt.
  • Khi đã chà nhám tất cả phần đèn thì bạn dùng khăn mềm khô lau khô và rửa lại với nước sạch và lau khô đèn pha sau khi đã rửa xử lý xong.
  • Tiến hành đổ dung dịch vào cốc làm nóng và bắt đầu xịt phủ. Quá trình xịt dung dịch Nano phải làm đều tay để dung dịch phủ đều và mịn lên bề mặt đèn pha. Nên đánh đều tay toàn bộ bề mặt đèn, hết lớp này đến lớp khac khi bạn không nhìn thấy các vết xước do giấy nhám gây ra là xong.

Sử dụng kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng
Sử dụng kem đánh răng

Nếu bạn không có điều kiện mua dung dịch tẩy ố chuyên dụng bạn cũng có thể dùng kem đánh răng, kem đánh răng có khả năng tẩy rửa tốt những lớp cặn bẩn bám lâu ngày trên mặt kính hay nhựa của ốp đèn pha ô tô. Tiến hành dùng 1 lượng kem đánh răng cho vào khăn mềm sau đó chà trực tiếp lên bề mặt vỏ trên đèn xe, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Dùng giấy nhám

Có thể sử dụng giấy nhám nếu không có kinh phí
Có thể sử dụng giấy nhám nếu không có kinh phí

Đây cũng là một cách tẩy ố đèn pha ô tô mà chủ xe nên cân nhắc. Đầu tiên, bạn sử dụng giấy nhám để bỏ đi các mảng bám, đánh bóng lại ốp đèn pha. Giấy nhám nên được ngâm nước, sau đó chà nhẹ lên đèn xe theo nhiều hướng khác nhau (tốt nhất bạn nên chà nhẹ theo hình vòng tròn xoắn ốc, không nên chà tại một điểm dễ gây mòn, lõm lốp đèn pha). Lưu ý nên sử dụng các loại giấy nhám mịn, tránh gây xước.

Trong lúc dùng giấy nhám bạn nên xịt một lượng nước vừa phải. Sau đó rửa sạch và lau khô lại bằng nước sạch. Đến khi đèn khô hoàn toàn thì làm sạch lại bằng cồn và lau lại bằng khăn giấy để bảo đảm nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV.

Tiếp theo bạn nên che xung quanh khu vực đèn pha. Tiếp đến xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô ít nhất trong vòng một ngày. Nếu chỉ rửa bằng nước thông thường sẽ không bảo đảm cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Vì thế cần tạo ra một lớp phủ để ngăn tia UV tác động trực tiếp lên đèn.

Những thông tin xử lý thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn, nếu cần mua dung dịch tẩy ố kính thì xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *